TIỂU ĐƯỜNG THAI KÌ – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ NGUY HẠI
Tiểu đường thai kì: Do cơ thể người mẹ không thể sản xuất đủ Insulin dẫn đến lượng đường trong máu tăng và gây hại cho cả mẹ lẫn thai nhi.
Nguyên nhân gây tiểu đường thai kì:
- Hormone trong cơ thể thay đổi: Các hormon khi mang thai thay đổi dẫn đến rối loạn sản xuất Insulin, tụy không sản xuất đủ Insulin dẫn đến Glucose trong máu tăng cao và đây là nguyên nhân chính.
- Do chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ: Suy nghỉ “Ăn cho 2 người” hoặc ăn nhiều chất bổ cho thai khiến các mẹ bầu ăn vô tội vạ cộng thêm lười vận động là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kì. Đồ ăn ngọt và tinh bột làm nguy cơ tiểu đường tăng cao.
- Nguyên nhân khác: Béo phì, mẹ lớn tuổi (> 35 tuổi), tiền sử đẻ thai to, gia đình có tiền sử tiểu đường.
Triệu chứng:
- Tiểu nhiều:
- luôn cảm thấy khô miệng, khát nước
- Mệt mỏi
- Viêm nhiễm vùng kín
- Mờ mắt trong thời gian ngắn
Tiểu đường thai kì có nguy hiểm không ???
- Tiểu đường ảnh hưởng đến mẹ:
Nguy cơ tiền sản giật do đường huyết tăng gây tăng huyết áp và phù nề, lượng Axeton trong máu cao cũng làm thai nhi phát triển không bình thường, nặng có thể đe dọa tính mạng mẹ và con.
Bệnh lý võng mạc, mạch vành, nhiễm khuẩn.
Nguy cơ tiểu đường trong tương lai: 5-20%
- Tiểu đường ảnh hưởng đến con:
Thai quá to: Thai to làm tăng nguy cơ sinh non, sinh mổ và sang chấn khi đẻ, thai to nhưng kém phát triển sau sinh như não bộ , tâm thần không hoàn thiện.
Trẻ dễ bị hạ đường huyết sau sinh. Việc này kéo dài và trầm trọng sẽ ảnh hưởng não bộ của trẻ.
Phổi của thai nhi trưởng thành chậm dẫn đến trẻ dễ bị suy hô hấp (cao hơn 5-6 lần so với mẹ bầu bình thường khác).
Tỷ lệ thai nhi dị tật, chậm phát triển và tử vong cao ở những mẹ bị tiểu đường tahi kì.
Khi nào thì làm xét nghiệm tiểu đường thai kì ???:
- Đây là xét nghiệm vô cùng quan trọng trong suốt quá trình mang thai, dựa vào kết quả xét nghiệm này bác sỹ sẽ sàng lọc các nguy cơ gây hại động thời đánh giá được sức khỏe của mẹ và bé.
-Xn tiểu đường thai kì nên được làm thường quy vào tuần thai 24- 28 tuần. Có thể tầm soát sớm hơn ngay từ quí I thai kì với cá thể hóa từng thai phụ.
Chế độ ăn uống khi bị tiểu đường thai kì
90 % mẹ bầu bị tiểu đường thai kì có khả năng kiểm soát bệnh nhờ chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp vận động.
Hoa quả: Táo, cam, lê, đào
Thực phẩm làm từ đậu, ngô
- Luôn ăn sáng đầy đủ: Ngũ cốc nguyên hạt và sữa chua giúp mẹ bầu ổn định đường huyết trong cả sáng.
- Bổ sung chất xơ, giảm 50% chất bột, nói không với đồ ngọt và đường, nước uống có gas, chè, nước ép trái cây.
- Chia 5-6 bữa ăn mỗi ngày: Thay vì ăn nhiều trong 3 bữa chính mẹ bầu nên chia nhỏ từng bữa giúp Insulin có thời gain chuyển hóa năng lượng và tiêu thụ hết Glucose.
Để có một thai kì khỏe mạnh các mẹ bầu nên đi khám thai định kì tại những cơ sở y tế chuyên khoa sâu về sản phụ khoa. Bệnh viện Phụ sản Tỉnh Thái Bình luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp thắc mắc của quí khách.